Chiều 30/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước phối hợp UBND huyện huyện Hớn Quản và cộng đồng người S’tiêng (Bù Đek) ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản tổ chức phục dựng Lễ hội cầu an của người S’Tiêng
Lễ hội cầu an là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người S’tiêng (Bù Đek) ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản. Lễ hội được diễn ra để tạ ơn thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, mong ước mọi người trong sóc khỏe mạnh, no ấm mà còn là cách gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.
Đây là chương trình nhằm triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Sau phần lễ, chủ tế thực hiện nghi thức buộc chỉ tay cầu an cho du khách.
Du khách ghé thăm gian hàng trưng bày các đồ gia dụng người S’tiêng.
Phần thi đi cà kheo trong phần hội.
Tại buổi lễ, các đại biểu và người dân được chứng kiến chủ tế cùng các già làng, người có uy tín, người lớn tuổi ấp Bù Dinh thực hiện nghi lễ cầu an, trong tiếng trống, tiếng cồng chiêng hòa quyện vào nhau vang lên trầm bổng, tạo nên một không khí linh thiêng.
Người S’tiêng nơi đây tin rằng, để cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cộng đồng phải tổ chức lễ hội cầu an. Trong lễ hội, bà con trong sóc thành tâm thực hiện các nghi thức truyền thống, dâng lễ vật cầu xin thần linh phù hộ cho mùa màng tươi tốt, dân làng khỏe mạnh, con cái thông minh. Đặc biệt, người S’tiêng mong muốn nhà nhà có nhiều con trai, con gái khỏe mạnh, thông minh, con trai tài giỏi và con gái xinh đẹp, để góp sức xây dựng quê hương.
Theo tín ngưỡng của người S’tiêng, bà con tin rằng vạn vật xung quanh đều sở hữu linh hồn. Chính niềm tin này đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng đa thần phong phú, với sự thờ cúng các vị thần như thần trời, thần đất, thần nhà… Qua bao đời, tục lệ thờ cúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người S’tiêng, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lễ hội cầu an là một trong những nghi lễ quan trọng nhất, thể hiện sự tôn kính của người S’tiêng đối với thần linh và mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào thời điểm nông nhàn. Thông thường, lễ hội diễn ra vào khoảng cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 dương lịch. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như khi sóc đang gặp thiên tai, dịch bệnh, hoặc có điềm báo không lành, thì già làng và những người có uy tín trong sóc bàn bạc, thống nhất tổ chức.
Theo bà Thị Mương, người thực hiện nghi thức cúng trong Lễ cầu an: “Trong làng thường tổ chức các lễ hội như mừng lúa mới. Nhưng rất lâu rồi chưa tổ chức lễ cầu an, chắc cũng hơn 20 năm nay chưa làm. Nay lễ hội được phục dựng, chúng tôi rất mừng. Tôi luôn nhớ những nghi thức cúng mà ông bà truyền dạy. Bây giờ mình thực hiện theo. Lễ vật cúng thường có: ché rượu cần; cái đầu heo; gà luộc cơm lam, xôi ngũ sắc, gà, á nhíp, đọt mây, lúa, rau rừng,… tùy theo điều kiện của làng”.
Chương trình phục dựng Lễ hội cầu an được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền và người dân nơi đây chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, trang nghiêm, theo đúng phong tục truyền thống.
Các già làng trong ban tế lễ đã thức dậy từ sớm để tiến hành làm lễ dựng nêu, cây nêu lớn được dựng giữa sân chính lễ hội. Hội LHPN tham gia hỗ trợ các gian hàng trưng bày sản phẩm giới thiệu thổ cẩm, sản phẩm OCOP của địa phương. Đoàn Thanh niên tham gia hỗ trợ phần văn nghệ. Bà con chung tay với ban tổ chức trang trí, chuẩn bị nỏ, cà kheo… Tất cả cùng xắn tay áo, hăng hái góp sức chuẩn bị cho lễ hội. Niềm vui rạng rỡ càng hiện hữu trên từng khuôn mặt, khi tiếng trống lễ hội chính thức vang lên.
Ông Nguyễn Khắc Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết thêm: Ngày nay, cuộc sống của đồng bào dân tộc S’tiêng (Bù Đek) tỉnh Bình Phước nói chung và đồng bào dân tộc S’tiêng (Bù Đek) ở khu vực xã Thanh An nói riêng đã dần văn minh, hiện đại và tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa giao thoa với cộng đồng các dân tộc khác. Bên cạnh những mặt tích cực, nhiều phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp, trong đó có Lễ hội cầu an cũng dần bị mai một, thất truyền. Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước, vậy nên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với chính quyền địa phương và chủ thể Lễ hội đã tổ chức phục dựng lễ hội.
Ông cũng nhấn mạnh thêm: Việc tổ chức các lễ hội không chỉ giúp khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc S’tiêng mà còn tạo ra một không gian văn hóa đặc sắc, thu hút du khách đến với Thanh An, Hớn Quản. Qua các hoạt động lễ hội, giúp thế hệ trẻ có cơ hội hiểu sâu hơn về truyền thống văn hóa độc đáo của người S’tiêng và vẻ đẹp của vùng đất Bình Phước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương”.
Người S’tiêng nơi đây tin rằng, để cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cộng đồng phải tổ chức lễ hội cầu an. Trong lễ hội, bà con trong sóc thành tâm thực hiện các nghi thức truyền thống, dâng lễ vật cầu xin thần linh phù hộ cho mùa màng tươi tốt, dân làng khỏe mạnh, con cái thông minh. Đặc biệt, người S’tiêng mong muốn nhà nhà có nhiều con trai, con gái khỏe mạnh, thông minh, con trai tài giỏi và con gái xinh đẹp, để góp sức xây dựng quê hương.
Theo tín ngưỡng của người S’tiêng, bà con tin rằng vạn vật xung quanh đều sở hữu linh hồn. Chính niềm tin này đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng đa thần phong phú, với sự thờ cúng các vị thần như thần trời, thần đất, thần nhà… Qua bao đời, tục lệ thờ cúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người S’tiêng, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lễ hội cầu an là một trong những nghi lễ quan trọng nhất, thể hiện sự tôn kính của người S’tiêng đối với thần linh và mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào thời điểm nông nhàn. Thông thường, lễ hội diễn ra vào khoảng cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 dương lịch. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như khi sóc đang gặp thiên tai, dịch bệnh, hoặc có điềm báo không lành, thì già làng và những người có uy tín trong sóc bàn bạc, thống nhất tổ chức.
Theo bà Thị Mương, người thực hiện nghi thức cúng trong Lễ cầu an: “Trong làng thường tổ chức các lễ hội như mừng lúa mới. Nhưng rất lâu rồi chưa tổ chức lễ cầu an, chắc cũng hơn 20 năm nay chưa làm. Nay lễ hội được phục dựng, chúng tôi rất mừng. Tôi luôn nhớ những nghi thức cúng mà ông bà truyền dạy. Bây giờ mình thực hiện theo. Lễ vật cúng thường có: ché rượu cần; cái đầu heo; gà luộc cơm lam, xôi ngũ sắc, gà, á nhíp, đọt mây, lúa, rau rừng,… tùy theo điều kiện của làng”.
Chương trình phục dựng Lễ hội cầu an được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền và người dân nơi đây chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, trang nghiêm, theo đúng phong tục truyền thống.
Các già làng trong ban tế lễ đã thức dậy từ sớm để tiến hành làm lễ dựng nêu, cây nêu lớn được dựng giữa sân chính lễ hội. Hội LHPN tham gia hỗ trợ các gian hàng trưng bày sản phẩm giới thiệu thổ cẩm, sản phẩm OCOP của địa phương. Đoàn Thanh niên tham gia hỗ trợ phần văn nghệ. Bà con chung tay với ban tổ chức trang trí, chuẩn bị nỏ, cà kheo… Tất cả cùng xắn tay áo, hăng hái góp sức chuẩn bị cho lễ hội. Niềm vui rạng rỡ càng hiện hữu trên từng khuôn mặt, khi tiếng trống lễ hội chính thức vang lên.
Ông Nguyễn Khắc Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết thêm: Ngày nay, cuộc sống của đồng bào dân tộc S’tiêng (Bù Đek) tỉnh Bình Phước nói chung và đồng bào dân tộc S’tiêng (Bù Đek) ở khu vực xã Thanh An nói riêng đã dần văn minh, hiện đại và tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa giao thoa với cộng đồng các dân tộc khác. Bên cạnh những mặt tích cực, nhiều phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp, trong đó có Lễ hội cầu an cũng dần bị mai một, thất truyền. Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước, vậy nên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với chính quyền địa phương và chủ thể Lễ hội đã tổ chức phục dựng lễ hội.
Ông cũng nhấn mạnh thêm: Việc tổ chức các lễ hội không chỉ giúp khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc S’tiêng mà còn tạo ra một không gian văn hóa đặc sắc, thu hút du khách đến với Thanh An, Hớn Quản. Qua các hoạt động lễ hội, giúp thế hệ trẻ có cơ hội hiểu sâu hơn về truyền thống văn hóa độc đáo của người S’tiêng và vẻ đẹp của vùng đất Bình Phước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương”.
Sau phần lễ là phần hội với nhiều nội dung diễn ra như: tổ chức các trò chơi dân gian bắn nỏ, thi cà kheo, thi chế biến ẩm thực và tham quan không gian trưng bày các nông sản, sản phẩm thủ công…Về đêm, không gian lễ hội rộn ràng, bừng sáng dưới ánh lửa trại cùng những điệu múa truyền thống uyển chuyển, tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang giữa cộng đồng.
Nguồn: www.honquan.binhphuoc.gov.v