Nhằm tạo điều kiện để giảng viên Trường Cao đẳng Bình Phước hiểu rõ hơn về lịch sử , bản sắc dân tộc địa phương, sáng ngày 28/9/2024, 45 viên chức tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý của Trường Cao đẳng Bình Phước tham quan Bảo tàng tỉnh Bình Phước.
Tại buổi tham quan, các thành viên được nghe giới thiệu những nét đặc trưng nhất của Bình Phước trên tất cả các lĩnh vực. Với hàng trăm hiện vật, hình ảnh, tư liệu được bố trí trưng bày sinh động tại Bảo tàng đã giúp thầy, cô giáo Trường Cao đẳng Bình Phước hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa, con người Bình Phước.
Buổi tham quan là hoạt động ý nghĩa, giúp thầy cô đang công tác tại Trường Cao đẳng Bình Phước hiểu về mảnh đất mình đang sinh sống và làm việc. Khi đến tham quan Bảo tàng tỉnh Bình Phước, các thầy, cô giáo của Trường Cao đẳng sư phạm có thêm nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử chiến đấu hào hùng của các thế hệ cha anh đi trước trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc; về văn hóa khảo cổ lâu đời được phát hiện phát hiện ở Bình Phước và những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc S’tiêng, M’nông, Khmer là những dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời và có số dân đông nhất trên địa bàn tỉnh. Để từ đó, trong quá trình giảng dạy các thầy, cô giáo truyền tải đến các thế hệ học sinh, sinh viên về lịch sử, văn hóa và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và sự vươn lên của Bình Phước để trở thành vùng kinh tế trong điểm khu vực phía nam, từng bước góp phần xây dựng các thế hệ học sinh, sinh viên Bình Phước phát triển toàn diện, phát huy mạnh mẽ các đặc tính nổi trội là hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo để đưa Bình Phước phát triển hơn nữa trong thời gian tới./.
Một số hình ảnh tại buổi tham quan:
Cán bộ thuyết minh giới thiệu về Bình Phước thời tiền sử
Cán bộ, viên chức trường Cao đằng Bình Phước tham quan không gian văn hóa người S’tiêng
Các thầy cô chăm chú lắng nghe lịch sử Bình Phước trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
Đoàn tham quan chụp hình lưu niệm tại Bảo tàng
Người viết bài: Lê Thị Phương