Trưng bày gồm ba không gian: Không gian giới thiệu các hiện vật thời Lý- Trần; Không gian giới thiệu hiện vật thời Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng. Không gian phía ngoài tạo điểm nhấn với các hiện vật lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng như: Chậu đất nung thời Trần có kích thước lớn nhất từ trước đến nay; mô hình kiến trúc men xanh thời Lê sơ.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xử lý thông tin xuyên tạc, sai sự thật
- Tập huấn xây dựng Báo cáo định kỳ quốc gia về tình trạng di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh tại các danh sách của Unesco
- Khai mạc Tập huấn ngành Di sản văn hóa năm 2024 và Hội thảo khoa học “Di sản văn hóa – Nguồn lực cho sự phát triển bền vững”
- Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa
- Thêm 06 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2024
Trưng bày giới thiệu thiệu tới công chúng những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất khai quật tại Hoàng thành Thăng Long từ 2002 đến nay, trong đó có một số loại hình đồ gốm sứ tiêu biểu, đặc sắc trong Hoàng cung Thăng Long. Đây là những đồ dùng, vật dụng không thể thiếu, có vai trò rất quan trọng trong đời sống Hoàng cung, từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật đến các yến tiệc của nhà vua và triều đình trong các dịp đại lễ, sinh nhật vua, lễ đăng quang của nhà vua…
Ngoài ra, nhiều đồ gốm quý còn được dùng làm đồ tự khí trong các tôn miếu hay được dùng làm đồ vật trang hoàng nội thất của các cung điện, lầu gác nhằm điểm tô vẻ đẹp quyền quý, cao sang của chốn cung đình.
Bên cạnh đó, trưng bày cũng giới thiệu một số loại hình di vật kim loại quý như đồ trang sức, mảnh vàng trang trí trên đồ dùng, vật dụng, thanh gươm cẩn tam khí biểu trưng quyền lực của triều đình hay lệnh bài của triều đình về việc cung nữ xuất cung…
Đây là lần đầu tiên giới thiệu công nghệ trình chiếu 3D mapping mô phỏng lại những hoa văn độc đáo của hiện vật để khách tham quan nhận diện rõ hơn về vẻ đẹp và tính sang quý của đồ gốm ngự dụng hoàng cung Thăng Long.
Nhằm tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho du khách, góp phần quảng bá giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long và di sản văn hóa Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã cải tạo khu vực Cổng đông, nhà Lục giác thành không gian chụp ảnh, check-in; xây dựng phòng chụp ảnh dựa trên công nghệ trường quay ảo hỗn hợp. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm không gian, không khí Hoàng cung với các bối cảnh đậm chất cổ xưa hay những concept của Hà Nội trong thế kỷ 19-20, chụp ảnh, quay video ngắn với việc tùy chọn các bối cảnh Hoàng thành từ thời Lý, Trần, Lê,…
theo: cand.com.vn