Di tích cấp tỉnh Chùa Sóc Lớn

Di tích cấp tỉnh Chùa Sóc Lớn

Di tích Chùa Sóc Lớn tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Khi thành lập, Chùa có tên là Retchamaha Chettava NaRam. Hiện nay, Chùa mang tên Sóc Lớn – lấy tên sóc của người Khmer nơi Chùa tọa lạc. Chùa Sóc Lớn là ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Bình Phước. Chùa được khởi công xây dựng năm 1931 đến năm 1937 thì khánh thành. Năm 1972, trong chiến dịch Nguyễn Huệ, chùa bị trúng bom của đế quốc Mỹ và bị sập hoàn toàn. Người dân cho lập một ngôi nhà tranh để sinh hoạt tôn giáo. Năm 1997, Sa La được xây dựng gần nền di tích cũ. Đây là Chánh điện đang được sử dụng thực hiện các nghi lễ chính.

Kiến trúc của chùa Sóc Lớn đã thể hiện được kiến trúc tổng thể của một ngôi chùa Khmer, bao gồm nơi dạy học, Sa La, chính điện, tháp thờ Đức Phật… là ngôi chùa theo phái Phật giáo Nam Tông nên thờ phật Thích Ca.

Chùa Sóc Lớn là nơi diễn ra các lễ hội lớn của người Khmer Bình Phước, thu hút đông đảo phật tử khắp nơi như: lễ Phật Đản, lễ Dolta, lễ dâng Y kathina, lễ tết Chol Chnăm Thmây…Chùa Sóc Lớn còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Khmer địa phương, là nơi lưu giữ những phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và bề dày lịch sử văn hóa của dân tộc Khmer. Bên cạnh đó, ngôi chùa còn có chức năng là một ngôi trường dạy chữ, dạy đạo lý.

Di tích Chùa Sóc Lớn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước quyết định xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh ngày 15/12/2004.

Phòng Nghiệp vụ Bảo tồn tổng hợp

Print Friendly, PDF & Email

Tin cùng liên quan

Tin mới hơn

Tin cũ hơn